Một Số Mẹo Nhỏ Về Sửa Chữa Máy Tính Mà Bạn Nên Biết
Những tip nhỏ xíu nhưng vô cùng hữu hiệu cho việc sửa chữa máy tính mà bạn có thể tự mình thử.
Thời buổi công nghệ hiện đại hiện nay, việc có một chiếc máy tính là hết sức cần thiết. Ngày nào con người cũng tiếp xúc với công nghệ mà đặc biệt là máy tính để có thể truy cập những vấn đề xã hội rộng lớn nói chung cũng như hoàn thành những công việc của bản thân nói riêng. Nhờ có máy tính, con người làm gì cũng nhanh hơn, thuận tiện hơn. Thế thì, thử tưởng tượng đến một ngày, chiếc máy tính thân yêu của bạn bỗng bị trục trặc khi đang chạy một chương trình quan trọng hay khi bạn đang rất cần dùng tới nó thì nó lại không thể hiện màn hình lên được. Chắc là phát điên lên mất! Nhưng đừng quá lo nhé, hôm nay Công ty máy tính Bách Khoa chúng tôi sẽ cho bạn một vài mẹo sửa chữa máy tính nho nhỏ, mong là có thể giúp bạn sửa chữa máy tính của mình tại chỗ.
Sau đây là một số lỗi máy thường gặp và cách khắc phục
+Máy chạy không ổn định, thường tự khởi động lại khi đang dùng mà không rõ lý do vì điện nạp vào máy quá tải hoặc máy tính không được cung cấp đủ điện, nhiễm virut hay các vấn đề phần cứng.
Màn hình máy tính xanh do lỗi
+ Màn hình xanh hoặc đen sau khi khởi động do cài nhầm Driver không tương thích, thanh RAM và khe Ram bẩn hoặc lỗi. Hiện tượng này còn có thể do bản Window của máy bị lỗi hoặc do xung đột phần mềm trong máy (hai trình duyệt Virut khác nhau được cài vào máy) hay máy bạn hiện đang có virút cần quét, ổ cứng bị Bad Sector. Nếu máy của bạn có quá nhiều chương trình mà một trong những chương trình đó không xử lý theo kịp các chương trình khác làm chậm hoàn toàn hệ thống cũng gây ra hiện tượng màn hình xanh, đen.
+ Máy tỏa nhiệt quá nhiều khi hoạt động rồi tắt máy ngang do bạn đang cho máy chạy một chương trình có tốc độ cao và biên độ lớn khiến máy bị nặng và hoạt động với công suất lớn. Đồng thời máy có thể bị trục trặc ở phần quạt gió nhiều bụi hoặc dây cáp chèn làm bít lỗ thông gió.
+ Máy không chạy chương trình Windows hoặc dừng đột ngột chương trình có thể là do chương trình Windows của bạn không phù hợp với máy và bạn cần cài đặt lại chương trình Windows phù hợp.
Những cách khắc phục đơn giản cho những trục trặc sửa máy tính đơn giản
- Màn hình xanh hoặc đen khi sử dụng:
Khi máy hiển thị màn hình xanh hay đen, điều đó nhắc cho bạn rằng có thể máy tính của bạn cần cài đặt một trình duyệt Driver tương thích với máy hơn. Cũng có thể bạn nên vệ sinh lại thanh RAM và khe RAM của bạn cũng như kiểm tra xem nó có bị lỗi gì hay không. Bạn hãy thử tháo Ram máy tính ra lau và cắm lại thử. Màn hình xanh cũng hiện ra khi bản Window máy tính của bạn gặp lỗi. Sự xung đột giữa các phần mền nhất là 2 phần mềm diệt virut trên cùng một trình duyệt và biện pháp tốt nhất là bạn phải gỡ bỏ một trong hai phần mềm diệt virut ấy ra.
Nếu ổ cứng của bạn đang trong tình trạng Bad Sector, bạn tốt nhất không nên tiếp tục dùng ổ cứng ấy nữa và những gì bạn cần là thay ngay ổ cứng nếu không muốn mất tất cả dữ liệu biến mất vì cố sử dụng ổ cứng hỏng.
Còn một nguyên nhân khiến hiện tượng này xảy ra nữa, đó là do một trong những thành phần hoặc phần mềm máy chưa kích hoạt kịp kéo cả hệ thống máy chậm theo, việc của bạn trong trường hợp này chỉ cần ngồi chờ máy khởi động xong thì mọi chuyện sẽ ổn.
-Máy tắt nguồn đột ngột không biết lý do:
Máy của bạn có thể đang quá tải điện hoặc dòng điện cung cấp cho quá trình vận hành chương trình không đủ nên máy có hiện tượng quá tắt ngang. Bạn hãy thử kiểm tra xem mình có đang chạy phần mềm gì quá nặng không hoặc rút chuôi tải điện để thử với nguồn cấp điện khác.
“Fast Startup” cũng có thể khiến máy của bạn tắt ngang. Khi bạn vô tình cài đặt “Fast Startup”, máy của bạn sẽ bị quá tải khi khởi động nhiều phần mềm, và đây là cách để bạn kiểm tra “Fast Startup” và tắt nó: Control Panel- Large icons- Power Options- Choose what the power button do- Change setting that are currently unavailable- Shutdown settings- Turn on fast startup- save change. Và thế là xong!
-Máy tỏa nhiệt (nóng máy):
Bạn cần kiểm tra xem bụi có bám trên dụng cụ thổi chuyên dụng hay không để vệ sinh máy cho hết bẩn. Đồng thời kiểm tra nhiệt độ hệ thống, kiểm tra để chắc rằng quạt hạ nhiệt vẫn hoạt động tốt cũng như dây cáp máy không che mất những lỗ thông gió của máy.
Vậy là các bạn đã có thêm một ít kiến thức về chiếc máy tính thân yêu của mình rồi nhỉ? Chúc các bạn có thể thành công trong việc sửa máy tính của bạn.